Phân biệt nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang thông qua những ví dụ cụ thể về hai dạng cấu trúc nhà nước này

tháng 8 27, 2023

 

Tiêu chí

Nhà nước đơn nhất

Nhà nước liên bang

VD

CH XHCN Việt Nam

Hợp chủng quốc Hoa Kì

Chủ quyền

- Chủ quyền quốc gia do chính quyền TW nắm giữ; địa phương là những ĐVHC lãnh thổ không có chủ quyền.

- Chủ quyền quốc gia vừa do chính quyền liên bang, vừa do chính quyền các bang nắm giữ.

- Chỉ có nhà nước liên bang mới có chủ quyền hoàn toàn, mới được đại diện cho toàn quốc gia, dân tộc để thực hiện chủ quyền quốc gia và mới là chủ thể độc lập của luật quốc tế. Các nhà nước thành viên phải phụ thuộc vào nhà nước liên bang.

Hệ thống pháp luật

- Cả nước có một hệ thống pháp luật duy nhất.

- Nhà nước liên bang có nhiều hệ thống pháp luật, trong đó một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có hiệu lực pháp lí cao nhất, trên phạm vi lãnh thổ toàn liên bang.

- Mỗi bang thành viên có một hệ thống pháp luật riêng và chỉ có hiệu lực pháp lí trong phạm vi bang đó.

Hệ thống chính quyền

- Cả nước có một hệ thống chính quyền duy nhất.

- Có nhiều hệ thống cơ quan nhà nước, trong đó có 1 hệ thống là chung cho toàn liên bang, có thẩm quyền tối cao trên toàn lãnh thổ.

- Mỗi bang thành viên lại có 1 hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi bang đó.

Cấp chính quyền

- Chính quyền gồm 4 cấp: chính quyền TW, chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Quan hệ giữa chính quyền TW với chính quyền địa phương là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới

- Chính quyền gồm 4 cấp: chính quyền liên bang, chính quyền tiểu bang, chính quyền cấp quận, chính quyền cấp thành phố, trị trấn, làng.

- Sự phân chia quyền lực giữa nhà nước liên bang với các tiểu bang được thể hiện rõ trong cả 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Xem thêm: 80 CÂU VẤN ĐÁP LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HLU (download file bộ câu hỏi vấn đáp ở bài này)

Nếu bạn thấy những chia sẻ của mình hữu ích thì có thể donate ủng hộ mình 01 ly trà sữa nha:

You Might Also Like

0 nhận xét